Chùa Hương trong văn học Chùa Hương

Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát nói "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi:

Đi thuyền trên suối YếnChùa Thiên TrùBầu trời, cảnh bụt,Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay,Kìa non non, nước nước, mây mây,"Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, Lững lờ khe Yến cá nghe kinh Thoảng bên tai một tiếng chày kình,Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.Nhác trông lên ai khéo họa hình:Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt..Gập ghềnh mấy lối uốn thang mâyChừng giang sơn còn đợi ai đây,...

và bài "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp, làm vào thế kỷ 20. Bài này đã được ít nhất 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức:

Hôm qua đi chùa hươngHoa cỏ mờ hơi sươngCùng thầy me em dậyEm vấn đầu soi gương...

Trong bài này ngoài những câu thơ nhí nhảnh như trên, còn có nhiều câu tả cảnh Hương sơn rất sinh động: Réo rắt suối đưa quanh/Ven bờ ngọn núi xanh/Nhịp cầu xa nho nhỏ/Cảnh đẹp gần như tranh/Sau núi oản -gà-xôi/Bao nhiêu là khỉ ngồi/Đến núi con voi phục/Thấy đủ cả đầu đuôi/Chùa lấp sau rừng cây/(Thuyền ta đi một ngày)/Lên cửa chùa em thấy/Hơn một trăm ăn mày...

Tản Đà rất mến cảnh chùa Hương, ông làm nhiều câu thơ rất đặc sắc về cảnh và tình ở đây:

Chùa Hương trời điểm lại trời tôMột bức tranh tình trải mấy ThuXuân lại xuân đi không dấu vếtAi về ai nhớ vẫn thơm tho.Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắtĐá hỏm hang đen tối tối mò.Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gốiPhàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.

Ông còn có 1 bài thơ nổi tiếng về món đặc sản ở chùa Hương:

Muốn ăn rau sắng chùa HươngTiền đò ngại tốn, con đường ngại xaMình đi, ta ở lại nhàCái dưa thì khú cái cà thì thâm.

Về văn xuôi, có bút ký Trẩy hội Chùa Hương của Phạm Quỳnh...

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tương truyền là tác giả bài thơ vịnh động Hương Tích như sau[3]:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòmNứt ra một lỗ hỏm hòm homNgười quen cõi Phật quen chân xọcKẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòmGiọt nước hữu tình rơi thánh thótCon thuyền vô trạo cúi lom khomLâm tuyền quyến cả phồn hoa lạiRõ khéo Trời già đến dở dom.